Insulin không còn xa lạ với những người mắc bệnh tiểu đường, nó là một loại Hormone giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Vậy nó có tác dụng gì trong việc giảm cân, giảm mỡ thì hãy cùng CTFitness tìm hiểu ngay nhá
Chắc hẳn các bạn đều từng nghe hoặc từng tin rằng ăn nhiều Tinh bột hay Carb có thể làm cho chúng ta béo, hay ăn nhiều đường có thể bị bệnh tiểu đường. Chính xác là như vậy, nhưng lí do tại sao thì không phải ai cũng biết
Insulin là một trong những chất nội tiết tố rất quan trọng của con người, nó được sản xuất bởi tuyến tụy và có vai trò kiểm soát đường huyết. Chính vì vai trò này của nó mà nếu như các bạn có thể kiểm soát được Insulin trong cơ thể thì việc giảm cân, giảm mỡ sẽ trở nên dễ dàng hơn
Insulin là một hormone peptide được sản xuất bởi các tế bào beta của tuyến tụy, nó được coi là hormone đồng hóa chính của cơ thể. Nó điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ Glucose từ máu vào tế bào Gan, mỡ và cơ bắp
Các bạn có thể hiểu đơn giản là cơ thể chúng ta cần năng lượng để sống, mà năng lượng chủ yếu lấy từ đường được cơ thể tổng hợp thông qua nguồn thức ăn hằng ngày. Khi chúng ta ăn thức ăn sẽ được xử lí ở dạ dày để phân nhỏ, sau đó đến ruột non và đường được hấp thụ qua ruột non để đi vào máu sau đó từ máu đến các tế bào để nuôi sống cơ thể.
Khi máu lưu thông qua tuyến tụy, lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra Insulin nếu lượng đường trong máu quá cao Insulin sẽ kết hợp với các thụ thể Insulin lấy đường trong máu để chuyển thành Glycogen sau đó tích trữ ở gan và cơ bắp
Như vậy Insulin được tiết ra phụ thuộc vào những gì chúng ra ăn, nếu chúng ta ăn quá nhiều tinh bột hay đường thì cơ thể sẽ cần phải sản xuất nhiều insulin, lâu ngày sẽ sản sinh ra một vấn đề đó là Kháng Insulin
Nếu chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt nhất là đường và bánh kẹo thì lượng đường trong máu rất cao bắt cơ thể phải sản xuất nhiều Insulin để điều chỉnh lại lượng đường đó.
Nếu tình trạng đó diễn ra thường xuyên dẫn đến các thụ thể Insulin bị trơ lì, phải cần nhiều lượng Insulin hơn để có thể vận chuyển đường ra khỏi máu và lâu dần sẽ bị Kháng Insulin. Và một trường hợp khác là do phải làm việc liên tục để sản xuất Insulin dẫn đến tuyến tụy bị quá tải và suy giảm chức năng
Việc kháng Insulin rất nguy hiểm và là nguyên nhân quả bệnh tiểu đường Type 2, khiến bệnh nhân phải tiêm thêm Insulin để kiểm soát đường huyết
Nếu nói như vậy thì cũng không phải và rất tội cho Insulin vì nó không phải tác nhân chính, nó chỉ làm đúng nhiệm vụ của nó mà thôi
Như ở trên đã nói Insulin sẽ kết hợp với các thụ thể Insulin để giúp đường trong máu chuyển hóa thành Glycogen và lưu trữ ở Gan và Cơ bắp
Nhưng khi Gan và cơ bắp đã tích trữ đủ Glycogen mà lượng đường trong máu vẫn còn dư thì lúc này Insulin sẽ gắn kết với các thụ thể Insulin của tế bào mỡ, báo hiệu cho các tế bào mỡ và biến lượng đường dư đó thành các phân tử chất béo hay còn gọi là chất béo trung tính sau đó lưu trữ trong các mô mỡ. Mô mỡ thường sẽ tập trung ở Bụng và đùi làm cho cơ thể chúng ta bị béo và xấu xí
Như ở trên đã phân tích là Insulin sẽ được tiết ra nhiều nếu lượng đường trong máu nhiều, bởi vì nếu trong máu có quá nhiều đường thì sẽ không còn đủ chỗ cho Oxy vào tế bào
Vậy cách làm giảm Insulin là kiểm soát lượng đường đơn ăn vào cơ thể, không nên ăn đồ ăn ngọt, uống nước ngọt, thức ăn có nhiều đường nếu không muốn cơ thể bị béo hoặc mắc bệnh tiểu đường. Khi đường huyết cơ thể giảm xuống thì tuyến tụy sẽ không cần phải sản xuất nhiều Insulin nữa
Cách tiếp theo là lựa chọn nguồn tinh bột nạp vào cơ thể, tinh bột có 2 loạt là tinh bột hấp thụ nhanh và tinh bột hấp thụ chậm. Vậy nên nếu muốn giảm cân, giảm mỡ hãy ăn những loại tinh bột hấp thụ chậm như gạo lứt, khoai lang, yến mạch.... Hạn chế ăn tinh bột hấp thụ nhanh như cơm sát trắng, bánh mì, hoa quả...
Tìm hiểu thêm: Tinh bột hấp thụ nhanh là gì? Tinh bột hấp thụ chậm là gì?
Khi chúng ta tập thể dục cơ thể sẽ lấy năng lượng từ Glycogen trong Gan và cơ bắp, khi lượng Glycogen này gần cạn kiệt mà cơ thể vẫn cần năng lượng thì cơ thể sẽ lấy năng lượng từ tế bào mỡ. Các tế bào mỡ lúc này sẽ giải phóng axit béo vào máu chuyển đổi thành Ketone và thay thế Glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể
Nhưng có một điều là khi gần cạn kiệt Glycogen cơ thể mới huy động thêm năng lượng từ tế bào mỡ và sử dụng cùng với Glucose, nên trong bữa ăn vẫn cần phải ăn lượng tinh bột đủ để cơ thể sử dụng, Nếu chúng ta ăn kiêng tinh bột hoàn toàn, cơ thể sẽ phân hủy cả cơ bắp để tạo năng lượng, và sẽ không thể đủ cho hoạt động thể chất nên có thể có tác hại xấu về lâu dài
Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về Insulin để các bạn có thể lựa chọn tinh bột hợp lí và cách để kiểm soát Insulin trong cơ thể trong quá trình giảm cân, giảm mỡ. Chúc các bạn tập luyện thành công!
Viết bình luận: